• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Sơ đồ Website
logo
add image
TRANG CHỦ CHUYÊN MỤC CHUYỂN ĐỔI SỐ

Chuyển đổi số Sở Giao thông vận tải tỉnh Phú Yên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Ngày đăng

Thực hiện Kế hoạch số 109/KH-UBND ngày 04/5/2023 của UBND tỉnh về Triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TU ngày 21/12/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chuyển đổi số tỉnh Phú Yên đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030Sở Giao thông vận tải tỉnh Phú Yên (Sở GTVT) xây dựng Kế hoạchChuyển đổi số Sở Giao thông vận tải tỉnh Phú Yên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;

Căn cứ Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”;

Căn cứ Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 03/06/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành giao thông vận tải, tập trung đối với lĩnh vực đường bộ”;

Căn cứ Nghị quyết số 24-NQ/TU ngày 21/12/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chuyển đổi số tỉnh Phú Yên đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định 2269/QĐ-BGTVT ngày 08/12/2020 của Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số Bộ Giao thông vận tải đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Thực hiện Kế hoạch số 109/KH-UBND ngày 04/5/2023 của UBND tỉnh về Triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TU ngày 21/12/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chuyển đổi số tỉnh Phú Yên đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030Sở Giao thông vận tải tỉnh Phú Yên (Sở GTVT) xây dựng Kế hoạchChuyển đổi số Sở Giao thông vận tải tỉnh Phú Yên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Xác định Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, vừa cấp bách, vừa lâu dài trong lãnh đạo, chỉ đạo toàn bộ hoạt động của Sở Giao thông vận tải. Đảm bảo việc triển khai thực hiện hiệu quả, đúng mục tiêu Nghị quyết số 24-NQ/TU ngày 21/12/2022 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về Chuyển đổi số tỉnh Phú Yên đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030; Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 10/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030”; Quyết định 2269/QĐ-BGTVT ngày 08/12/2020 của Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số Bộ Giao thông vận tải đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 19/01/2023 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 10/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030”; Kế hoạch số 109/KH-UBND ngày 04/5/2023 của UBND tỉnh về Triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TU ngày 21/12/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chuyển đổi số tỉnh Phú Yên đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.

- Nâng cao nhận thức về chuyển đổi số một cách sâu rộng trong toàn ngành Giao thông vận tải, xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm đổi mới và phục vụ có hiệu quả công tác quản lý nhà nước của Sở Giao thông vận tải; nhằm đồng hành hỗ trợ, phục vụ người dân, doanh nghiệp giao thông vận tải trong hoạt động chuyển đổi số.

- Từng bước tạo lập dữ liệu mở phục vụ cho công tác quản lý, tổ chức hoạt động, số hóa thông tin, dữ liệu trên tất cả lĩnh vực quản lý của ngành giao thông vận tải, sử dụng và lưu trữ điện tử, giảm chi phí hoạt động, từng bước xây dựng môi trường làm việc hiện đại, tiết kiệm thời gian. Tập trung xây dựng các hệ thống phục vụ người dân và doanh nghiệp theo hướng cải cách hành chính, tạo thuận lợi và giảm chi phí, nguồn lực xã hội.

- Xây dựng các nền tảng số và phát triển các hệ thống giám sát, điều hành giao thông thông minh cho tất cả các lĩnh vực quản lý, ứng dụng các thành tựu tiên tiến về khoa học công nghệ cho quản lý và điều hành vận tải; tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong việc sử dụng dịch vụ vận tải và giảm chi phí logistics.

- Tạo lập kho dữ liệu số ngành giao thông vận tải tỉnh Phú Yên đáp ứng các yêu cầu về kết nối, chia sẻ tài nguyên thông tin và dữ liệu.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu đến năm 2025

- Hình thành được cơ sở hạ tầng dữ liệu của ngành giao thông vận tải trong đó cơ sở dữ liệu nền tảng dùng chung được kết nối tích hợp dữ liệu từ các hệ thống nghiệp vụ chuyên dùng nhằm cung cấp nhu cầu thông tin phục vụ quản lý, điều hành giao thông vận tải tới được người ra quyết định đầy đủ, kịp thời và chính xác.

- 100% hồ sơ thủ tục hành chính được quản lý, theo dõi tiến độ xử lý trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Phú Yên;

- 100% dịch vụ công đủ điều kiện được cung cấp trực tuyến toàn trình, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.

- 90% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật Nhà nước) thông qua việc ứng dụng chữ ký số để đảm bảo an toàn, an ninh thông tin và tính xác thực.

- Thực hiện số hóa toàn bộ kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực, thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giao thông vận tải đảm bảo việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử theo Nghị định số 45/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

- 50% hoạt động kiểm tra của Sở GTVT được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin quản lý. Tự động hóa các công tác liên quan đến quản lý đăng ký, kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp, phương tiện và người điều khiển phương tiện tham gia kinh doanh vận tải nhờ các hệ thống thiết bị và phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin.

- 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Sở được thực hiện trên hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh; của Bộ GTVT; Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia; được tích hợp, kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống dùng chung của tỉnh và liên thông với hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.

- Tỷ trọng kinh tế số lĩnh vực giao thông vận tải đạt tối thiểu 10%.

- Tỷ lệ công chức, viên chức có tài khoản thanh toán điện tử đạt 100%.

- Hoàn chỉnh quy trình quản lý, kiểm soát chặc chẽ việc đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép cho người điều khiển phương tiện; tránh được các tệ nạn tham nhũng gây ảnh hưởng đến trật tự giao thông.

- Kế hoạch quản lý bảo trì, sửa chữa các tài sản kết cấu hạ tầng giao thông được ứng dụng công nghệ thông tin để tự động hóa công tác lập kế hoạch để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

- Xây dựng được 01 phòng họp thông minh, hội nghị trực tuyến phù hợp với tình hình thực tế của Sở.

- 100% hệ thống máy tính được nâng cấp, phục vụ tốt nhu cầu khai thác, sử dụng của công chức, viên chức, người lao động cơ quan Sở; 100% công chức, viên chức và người lao động thuộc Sở Giao thông vận tải dùng các thiết bị thông minh (điện thoại, máy tính, …) tiếp cận với dịch vụ chính quyền điện tử, đô thị thông minh, thanh toán điện tử.

- Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng.

b) Mục tiêu đến năm 2030

- 100% dịch vụ công trực tuyến toàn trình được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.

- Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến toàn trình và một phần trên tổng số hồ sơ đạt trên 80%; trên 95% người dân và doanh nghiệp hài lòng về giải quyết TTHC.

- 100% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật Nhà nước) thông qua việc ứng dựng chữ ký số để đảm bảo an toàn, an ninh thông tin và tính xác thực.

- Hình thành nền tảng dữ liệu và hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT), kết nối, chia sẻ rộng khắp giữa các cơ quan nhà nước, giảm 30% thủ tục hành chính; mở dữ liệu cho các tổ chức, doanh nghiệp khai thác, tăng 30% dịch vụ sáng tạo dựa trên dữ liệu phục vụ người dân, doanh nghiệp.

- Trên 70% hoạt động kiểm tra của Sở Giao thông vận tải được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

- Tỷ trọng kinh tế số lĩnh vực Giao thông vận tải đạt tối thiểu 20%.

- Các hoạt động quản lý, điều hành trong cơ quan nhà nước của ngành giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh được chuyển đổi số một cách toàn diện để có thể triển khai, vận hành chủ yếu trên môi trường trực tuyến.

- Hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng dữ liệu của Sở Giao thông vận tải với các nguồn dữ liệu được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác.

- Người dân, doanh nghiệp có thể tìm kiếm, khai thác, sử dụng hầu hết các dữ liệu không phải là mật của Sở Giao thông vận tải trên cổng cung cấp dữ liệu mở.

II. YÊU CẦU

1.  Phân công rõ nhiệm vụ cho từng phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở và xác định rõ lộ trình, thời gian, kết quả thực hiện của từng nhiệm vụ được giao; kịp thời khắc phục các tồn tại, hạn chế trong công tác chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số của ngành trong thời gian tới.

2. Phải phát huy vai trò, trách nhiệm của công chức, viên chức trong việc tham mưu, đề xuất xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và đảm bảo an toàn, an ninh mạng.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Phát triển nền tảng chuyển đổi số

a) Chuyển đổi nhận thức

- Thay đổi tổ chức và văn hóa để phát triển chuyển đổi số, Chính quyền số, trong đó phát huy tối đa năng lực, sức sáng tạo của mỗi phòng, ban, đơn vị, cá nhân.

- Giám đốc Sở, Trưởng các phòng, ban, đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp về chuyển đổi số trong cơ quan, đơn vị mình phụ trách; Lấy việc triển khai, thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số là tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cần phải truyền cảm hứng và nêu gương đi đầu tại cơ quan, đơn vị mình. Công tác chỉ đạo phải tập trung, tránh phân tán, phải có sự cam kết của người đứng đầu, có một chiến lược xuyên suốt, dám nghĩ dám làm, luôn lấy người dân làm trung tâm.

Để sẵn sàng cho việc triển khai thủ tục không giấy tờ, ngoài trang bị đầy đủ hạ tầng, thiết bị, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị tạo điều kiện cho công chức, viên chức tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nhằm nâng cao kỹ năng trong tiếp nhận và xử lý hồ sơ trên môi trường điện tử.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, học tập nâng cao nhận thức cho công chức, viên chức, người lao động về sự cần thiết và tính cấp thiết của chuyển đổi số. Vận động, tuyên truyền để người dân, doanh nghiệp tích cực tham gia và sử dụng dịch vụ chuyển đổi số.

- Tổ chức, tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhất là đội ngũ lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị, công chức phụ trách công nghệ thông tin.

- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền thường xuyên bằng nhiều hình thức cho công chức, viên chức, người lao động và người dân, doanh nghiệp, cụ thể:

+ Thường xuyên tuyên truyền các kết quả, tiện ích, các dịch vụ của chuyển đổi số đề người dân, doanh nghiệp biết và khai thác tối đa các ứng dụng CNTT do các cơ quan nhà nước cung cấp trên môi trường mạng; biết và khai thác hiệu quả các ứng dụng CNTT vào kinh doanh và phát triển sản xuất…;

+ Tập trung đầy mạnh tuyên truyền, phổ biến các văn bản: Nghị quyết số 24-NQ/TU ngày 21/12/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chuyển đổi số tỉnh Phú Yên đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030Kế hoạch số 109/KH-UBND ngày 04/5/2023 của UBND tỉnh về Triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TU ngày 21/12/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chuyển đổi số tỉnh Phú Yên đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030...

b) Về chính sách

- Nghiên cứu đổi mới, ban hành các quy trình nghiệp vụ được số hóa nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ đạo, điều hành của Sở.

- Bổ sung chức năng, nhiệm vụ của các phòng tham mưu thực hiện công tác chuyển đổi số theo lĩnh vực quản lý chuyên môn.

- Xây dựng các kế hoạch, chương trình, đề án, dự án để triển khai thực hiện chuyển đổi số của Sở Giao thông vận tải;

- Xây dựng kế hoạch kinh phí trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phục vụ nội dung chuyển đổi số của Sở.

- Thường xuyên rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực giao thông vận tải để đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các mối quan hệ mới phát sinh trong tiến trình chuyển đổi số, khuyến khích đổi mới, sáng tạo.

- Phối hợp cùng các ngành hỗ trợ các dịch vụ chuyển đổi số đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực giao thông vận tải.

c) Phát triển hạ tầng số

- Các phòng, ban, đơn vị thường xuyên rà soát, đánh giá hiện trạng máy tính tại đơn vị mình để có kế hoạch nâng cấp, trang bị máy tính cho công chức, viên chức, nhân viên thực hiện công tác chuyên môn hiệu quả.

- Tiếp tục duy trì triển khai Mạng truyền số liệu chuyên dùng kết nối với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài tỉnh; phối hợp triển khai vận hành các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh trên Mạng truyền số liệu chuyên dùng một cách thống nhất, đồng bộ, tin cậy phục vụ cho chuyển đổi số và triển khai Chính quyền số qua các hệ thống và ứng dụng, liên thông, chia sẻ dữ liệu phục vụ Chính phủ số.

- Thực hiện chuyển đổi toàn bộ các hệ thống sang sử dụng địa chỉ Ipv6 đối với toàn bộ hệ thống ứng dụng của Sở Giao thông vận tải, bắt đầu chuyển đổi từ năm 2021 và kết thúc vào năm 2025.

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông phát triển hạ tầng Internet vạn vật (IoT), xây dựng lộ trình và triển khai tích hợp cảm biến và ứng dụng công nghệ số vào hạ tầng giao thông vận tải.

d) Ứng dụng và phát triển nền tảng số

- Thực hiện chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội trên hệ thống báo cáo của tỉnh, của Bộ GTVT, của Chính phủ.

Thực hiện số hóa toàn bộ kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực, thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở GTVT đảm bảo việc kết nối, chia sẻ sữ liệu trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử theo Nghị định số 45/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

- Phối hợp phát triển các cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ ứng dụng, dịch vụ Chính phủ sốkinh tế số, xã hội số, cập nhật, kết nối, chia sẻ theo yêu cầu chung và đúng quy định của pháp luật.

- Chủ trì, phối hợp xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ ứng dụng, dịch vụ Chính phủ sốkinh tế số, xã hội số, cập nhật, kết nối, chia sẻ theo yêu cầu chung và sử dụng hiệu quả các nền tảng số do Bộ Giao thông vận tải xây dựng, như:

+ Nền tảng thu phí, thanh toán điện tử trong giao thông: Hệ thống thu phí điện tử không dừng đối với phương tiện giao thông đường bộ; hệ thống kiểm soát thẻ vé, thu phí liên thông trong mạng lưới giao thông công cộng; quản lý thu phí tự động tại các bãi đỗ xe;

+ Nền tảng nhận diện, kiểm soát phương tiện tự động: Hệ thống giám sát hành trình, quản lý điều hành phương tiện; kiểm soát tải trọng xe tự động; theo dõi đo đếm lưu lượng, phân loại phương tiện tự động;

+ Nền tảng giám sát, điều hành giao thông thông minh: Hệ thống điều hành giao thông tích hợp trong đô thị thông minh; điều hành hoạt động các bến xe, cảng thủy nội địa;

+ Nền tảng số quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện: Số hóa toàn bộ thông tin đăng ký, đăng kiểm, bảo hiểm, bảo dưỡng, vi phạm, tai nạn của các phương tiện giao thông; sử dụng các chứng từ vận tải số để thay thế hoàn toàn cho các loại giấy tờ thông hành với mục đích chống giả mạo và chống gian lận thông tin; số hóa thông tin và quản lý cấp phép cho người điều khiển phương tiện dự trên hệ thống chấm điểm, theo dõi số giờ điều khiển phương tiện an toàn;

+ Nền tảng số quản lý dữ liệu không gian về kết cấu hạ tầng giao thông: Quy hoạch, phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông; khảo sát, thiết kế xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng giao thông; Quản lý, khai thác, vận hành, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông;

+ Nền tảng số mô hình thông tin xây dựng (BIM): ứng dụng mô hình thông tin xây dựng BIM trong quản lý, giám sát xây dựng công trình giao thông.

đ) Bảo đảm an toàn, an ninh mạng

Tiếp tục triển khai Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 19/01/2023 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 10/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030”.

Thường xuyên rà soát, cập nhật để đáp ứng yêu cầu thực tiễn và quy định về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ theo quy định của Nghị định số 85/2016/NĐ-CP về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độThường xuyên rà soát, cập nhật cấp độ an toàn hệ thống thông tin và triển khai phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

- Thường xuyên thực hiện tự kiểm tra, đánh giá (về kỹ thuật) an toàn thông tin đối với các hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý theo quy địnhchú trọng đối với các nền tảng, hệ thống thông tin quan trọng, dùng chung.

- Triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch của tỉnh về dự phòng, sao lưu dữ liệu, bảo đảm hoạt động liên tục của cơ quan, tổ chức; sẵn sàng khôi phục hoạt động bình thường của hệ thống sau khi gặp sự cố mất an toàn thông tin mạng.

- Triển khai thực hiện kế hoạch của tỉnh về tổ chức đào tạo hoặc cử nhân sự chuyên trách/phụ trách về an toàn thông tin/công nghệ thông tin tham gia các khóa đào tạo về quản lý, kỹ thuật về an toàn thông tin.

- Triển khai thực hiện kế hoạch của tỉnh tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

 

2. Phát triển Chính quyền số

- Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung tại Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng 2025.

- Xây dựng và triền khai phòng họp trực tuyến để kết nối trao đổi thông tin trực tiếp với các cơ quan nhà nước.

- Triển khai thực hiện các dịch vụ công trực tuyến trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau bao gồm các thiết bị di động thông minh để người dân, doanh nghiệp được lựa chọn về dịch vụ, thuận tiện và phù hợp.

- Ứng dụng hệ thông phần mềm quản lý văn bản và điều hành điện tử https://sgtvtphuyen.vnptioffice.vn cho 100% công chức, viên chức, người lao động; đã tích hợp chữ ký số (eToken, SIM KPI) cho Lãnh đạo; hệ thống báo cáo của tỉnh, của Bộ GTVT, của Chính phủ.

Hoàn thiện hệ thống văn thư, lưu trữ văn bản, hồ sơ công việc điện tử tại cơ quan và các đơn vị trực thuộc Sở.

Tiếp tục duy trì, vận hành trang thông tin điện tử tại địa chỉ: https://sgtvt.phuyen.gov.vn; sử dụng hệ thống họp thư công cụ tỉnh.

- Ứng dụng quản lý văn bản và điều hành qua mạng: https://sgtvtphuyen.vnptioffice.vn cho 100% công chức, viên chức, người lao động; đã tích hợp chữ ký số (eToken, SIM KPI) cho Lãnh đạo.

- Tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Phú Yên (https://dichvucong.phuyen.gov.vn); của Quốc gia (https://dichvucong.gov.vn); của Bộ GTVT (http://qlvt.mt.gov.vn).

- Ứng dụng phẩn mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh: Thực hiện quản lý công chức, viên chức trong toàn ngành giao thông vận tải.

- Hoàn chỉnh áp dụng quy trình quản lý, kiểm soát chặc chẽ việc đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép cho người điều khiển phương tiện; tránh được các tệ nạn tham nhũng gây ảnh hưởng đến trật tự giao thông.

3. Phát triển kinh tế số

- Xây dựng kế hoạch phổ biến kiến thức chung về việc xây dựng lộ trình và thực hiện chuyển đổi số sang kinh tế số; tổ chức các chương trình phố biến kiến thức về các công nghệ số, các loại mô hình kinh tế số đổi mới sáng tạo, chia sẻ kinh nghiệm của những doanh nghiệp lĩnh vực giao thông vân tải triển khai thành công nhờ các mô hình kinh doanh sáng tạo với công nghệ số.

- Tỷ trọng kinh tế số lĩnh vực giao thông vận tải đạt tối thiểu 10%.

- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số cải cách hành chính, chỉ số năng lực cạnh tranh; tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp áp dụng công nghệ thông tin phát triển; khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số.

- Tham gia các chương trình phổ biến kiến thức, hội thảo về công nghệ số, các loại mô hình kinh tế số đổi mới sáng tạo do Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh tổ chức.

- Tuyên truyền, khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành ngành giao thông vận tải thành công trong lĩnh vực giao thông vận tải nhờ mô hình kinh doanh áp dụng công nghệ số chia sẻ kinh nghiệm.

4. Phát triển xã hội số

- Tuyên truyền vận động công chức, viên chức, người lao động thực hiện mở thanh toán điện tử.

- Triển khai các ứng dụng thu phí, thanh toán điện tử trong lĩnh vực giao thông vận tải.

- Cung cấp dịch vụ công thuận tiện cho người dân, tăng cường sự tham gia người dân trong các hoạt động Sở GTVT; tăng cường hiệu quả hoạt động và đổi mới trong cơ quan và các đơn vị trực thuộc Sở; xây dựng và phát triển dữ liệu mở của ngành giao thông vận tải để tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

5. Chuyển đổi số trên các lĩnh vực chuyên ngành

- Công tác hành chính, tổ chức cán bộ của các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải được điện tử hóa, số hóa theo đúng tiến độ, quy trình chung Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải và của tỉnh.

- 100% ứng dụng công nghệ thông tin đối với nhiệm vụ quản lý công tác đào tạo sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe.

- 100% ứng dụng CNTT đối với nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các hình thức giao thông công cộng (xe buýt, xe taxi).

- 100% ứng dụng kết nối thông tin giám sát và điều khiển thời gian thực với các hệ thống camera và đến tín hiệu chỉ dẫn giao thông.

- Xây dựng bản đồ GIS về logistics; thực hiện chuyển đổi số đối với hoạt động logistics (xã hội hóa). Từng bước thiết lập đồng bộ nền tảng giao dịch số về logistics để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp và công tác quản lý nhà nước.

- Triển khai Trung tâm điều hành giao thông thông minh; hệ thống kiểm soát nhận dạng phương tiện; triển khai hệ thống giám sát hành trình thông minh; kết nối, chia sẻ, cung cấp dữ liệu giao thông cho trung tâm điều hành thành phố thông minh.

- Triển khai thí điểm và ứng dụng các công nghệ giao thông mới như: Đèn giao thông thông minh, quản lý giao thông thông minh, điểm đỗ xe thông minh, …

IV. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

Có Phụ lục kèm theo Kế hoạch.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện Kế hoạch này do ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có).

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Văn phòng Sở có trách nhiệm

Giúp Giám đốc Sở theo dõi, đôn đốc, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các phòng, ban, đơn vị thực hiện và thực hiện các nhiệm vụ trong kế hoạch thuộc nhiệm vụ của Văn phòng Sở;

- Tổng hợp báo cáo định kỳ tình hình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ trong kế hoạch theo yêu cầu của Giám đốc Sở, UBND tỉnh, Bộ GTVT.

- Chủ trì, phối hợp các phòng, ban, đơn vị thuộc Sở xây dựng dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số theo quy định pháp luật và hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính.

2. Các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở

- Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân công trong Kế hoạch này và các nhiệm vụ gắn với chức năng, nhiệm vụ của phòng, ban, đơn vị báo cáo Giám đốc Sở.

- Phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Sở trong việc thực hiện nhiệm vụ.

- Tổ chức quán triệt, tuyên truyền đến cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý các nội dung của kế hoạch; nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số.

Sở Giao thông vận tải yêu cầu Trường các phòng, ban, đơn vị triển khai thực hiện; trong quá trình thực hiện có những khó khăn, vướng mắc, thay đổi kịp thời phản ánh về Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính và Chuyển đổi số Sở Giao thông vận tải tỉnh Phú Yên để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Sở chỉ đạo, giải quyết./.

Về đầu trang